Bài 1: Dự toán là gì?
Dự toán, đơn giản chỉ là các bảng tính chi phí cần thiết để xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình.
Thông dụng nhất là cách bóc tách khối lượng cho từng công việc một.
VD: Một chủ đầu tư muốn tính dự toán một sân bê tông. Họ sẽ đưa cho bạn bản vẽ (hoặc các mô tả cần thiết). Trong ví dụ này, sân dài 500m, rộng 300m, gồm các lớp: Đệm cát đầm chặt dày 600, BT lót đá 4x6 M100 dày 100, BT nền đá 1x2 M200 cắt joint 6x6m. Bảng dự toán như sau:
STT
|
MÃ HIỆU
|
TÊN CÔNG VIỆC
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
|
THÀNH TIỀN
|
1
|
AB.1234
|
Đắp cát đầm chặt
300x500x0.6
|
M3
|
9.000
|
150.000
|
1.350.000.000
|
2
|
AB.1234
|
BT lót đá 4x6 M100
300x500x0.1
|
M3
|
1.500
|
600.000
|
900.000.000
|
3
|
AB.1234
|
BT nền đá 1x2 M200
300x500x0.2
|
M3
|
3.000
|
1.200.000
|
3.600.000.000
|
4
|
AB.1234
|
Cắt joint 6m x 6m
300x83+500x49
|
M
|
49.400
|
12.000
|
592.800.000
|
TỔNG CỘNG
|
6.442.800.000
|
Như vậy, bạn sẽ tính khối lượng cho từng công việc một, áp giá tương ứng và cộng tổng lại là xong. Trường hợp các bạn làm dự toán những công trình lớn hơn, phức tạp hơn (tòa nhà chung cư, cây cầu, nhà máy …) cũng tương tự, tất nhiên là số lượng công việc và cách tính toán sẽ nhiều và rắc rối hơn.
Lưu ý: Thường càng bóc tách thành nhiều công tác thì dự toán càng chính xác. Nhưng ta cũng có thể cân nhắc để gộp những công việc liên quan cho thuận tiện tính toán và kiểm soát hơn.
VD: Ta có thể gộp công tác BT nền và cắt joint lại. Đương nhiên, lúc này đơn giá sẽ không còn là 1.200.000đ/m3 nữa mà sẽ phải cộng thêm chi phí cắt joint. Thậm chí có thể gộp cả 4 công việc lại và tính trên cơ sở m2 sân hoàn thiện (trường hợp này là 6.442.800.000/15.000=429.520đ/m2).
Với các công trình nước ngoài hoặc tư nhân, họ rất hay gộp các công việc lại cho gọn. Chẳng hạn công tác cọc khoan nhồi D1000: Nếu bóc tách sẽ có rất nhiều công việc như khoan cọc, hốt bùn, chở đi, bentonite, cốt thép, bê tông, vận chuyển máy ... nhưng người ta có thể gộp chung và dự toán theo md cọc (tất nhiên phải dựa trên cơ sở số liệu từ thực tế để tính ra đơn giá tổng hợp là bao nhiêu tiền/md cọc).
Nhưng với các công trình có yếu tố nhà nước thì bắt buộc phải bóc tách chi tiết để áp đúng đơn giá theo quy định của nhà nước.
Nhà dân là trường hợp đặt biệt vì dự toán bóc tách chi tiết là quá phức tạp với cả chủ nhà và nhà thầu nên thường tính theo m2 xây dựng, dù rằng cách đó không được chính xác và dễ nảy sinh những tranh cãi khi thực hiện.
Lớp học dự toán online miễn phí
Tôi quyết định mở blog này để đăng những bài học dự toán online vì thấy đăng ở dutoan.com rối quá. Vả lại ở dutoan.com không có chức năng comment nên nhiều bạn muốn hỏi không biết hỏi sao.
Các bài học tôi để ở dạng hỏi đáp, mỗi bài là một vấn đề, thật ngắn gọn súc tích. Các bạn cần hỏi thêm gì vui lòng comment ở dưới, tôi sẽ trả lời hoặc bổ sung vào bài viết.
Các bài học tôi để ở dạng hỏi đáp, mỗi bài là một vấn đề, thật ngắn gọn súc tích. Các bạn cần hỏi thêm gì vui lòng comment ở dưới, tôi sẽ trả lời hoặc bổ sung vào bài viết.
Bài 2: Dự toán nhà nước
Rất nhiều học viên hỏi: Thày nói thấy rất đơn giản, nhưng dự toán ở công ty em làm thấy rắc rối và phức tạp hơn nhiều?
Đúng là như vậy. Nhưng việc phức tạp nên tách thành 2 nguyên nhân
1. Phức tạp do công trình lớn, quá nhiều công việc nên tính toán khó khăn. VD: Một tòa nhà văn phòng hay chung cư có tới cả ngàn đầu công việc. Có những công việc phải tính toán từ vài trăm cấu kiện (VD: BT dầm mỗi tầng mấy chục loại nhân với 20 tầng).
2. Phức tạp thứ 2 do cách làm dự toán theo quy định nhà nước hiện nay khá rắc rối. Những công trình có yếu tố nhà nước đều phải tuân thủ quy định này. Sau khi tính được khối lượng, bạn sẽ phải:
2.1. Áp giá theo bộ đơn giá của Sở XD (tỉnh, thành phố) công bố. Công trình nằm trên địa bàn tỉnh nào thì áp bộ đơn giá tỉnh đó.
2.2. Phân tích vật tư: Áp định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố để tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư.
3.3. Tổng hợp vật tư: Cộng tổng vật tư sử dụng cho toàn bộ công trình rồi áp giá thực tế để tính tổng giá trị vật tư thực tế.
3.4. Tổng hợp dự toán: Nhân giá trị nhân công và máy theo đơn giá với hệ số điều chỉnh theo mức lương mới nhất. Sau đó tính thêm một số chi phí theo quy định như: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT, lán trại ... để được tổng chi phí xây dựng.
3.5. Tổng dự toán: Tính thêm các chi phí thiết bị (nếu có) và chi phí tư vấn - quản lý dự án. Thường thì chỉ Chủ đầu tư và dự toán thiết kế mới phải làm bước này. Nhà thầu thì chỉ quan tâm tới tổng hợp dự toán (ở bước 3.4)
Bài 3: Tại sao phải rắc rối như vậy, tại sao không làm theo kiểu lum-sum cho nhanh
Đúng là làm dự toán và quản lý theo kiểu nước ngoài rất nhanh, chỉ khối lượng x đơn giá là xong. Tôi tin rằng chúng ta cũng đang nỗ lực học theo nước ngoài để hoàn thiện phương pháp tính toán. Cứ vài năm nhà nước lại ra một văn bản cải tiến về quản lý chi phí xây dựng cho sát với thực tế xã hội. Hiện tại, đang áp dụng nghị định 112/2009/NĐ-CP và thông tư 04/2010/TT-BXD.
Nhưng có lẽ do đặc thù của chúng ta là nền kinh tế thị trường nhưng lại theo "định hướng xã hội chủ nghĩa", mọi người đã quen với kiểu quản lý cũ, và quan trọng nhất là kiểu quản lý cũ này "có lợi" nhiều hơn cho những người tham gia (A, B, lại quả ...) nên sau rất nhiều lần sửa đổi vẫn chỉ sửa chút ít về hình thức, còn bản chất thì không thay đổi bao nhiêu.
Thực ra năm 2007 nghị định 99 và thông tư 05 đã có quy định về việc nhà nước không quản lý định mức và đơn giá nữa (định mức đơn giá giờ chỉ là công bố chức không phải ban hành như trước nữa), CĐT là người quyết định và chịu trách nhiệm, kỹ sư định giá sẽ là người tư vấn giúp CĐT về định mức và đơn giá ... Nhưng trong thực tế thì cách quản lý "nguyễn y vân", đơn giản là vì những người thực hiện thà cứ làm đúng theo định mức đơn giá như cũ, nếu có gì sai sót thì đó là do định mức đơn giá sai, chứ nếu tự mình quyết định nếu xảy ra cái gì thì mình lại phải chịu trách nhiệm.
Tóm lại, nếu bạn làm dự toán "có yếu tố nhà nước" thì bắt buộc phải tuân thủ, dù thấy nó lằng nhằng và rắc rối.
Một vài thay đổi về định mức, đơn giá sau năm 2007:
2005: Ban hành định mức 24 (phần xây dựng), định mức 33 (phần lắp đặt)
2007: Bãi bỏ định mức 24, định mức 33. Công bố định mức 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt) nhưng nội dung y chang ĐM 24 và ĐM 33 (tức là chỉ thay hình thức ban hành bằng công bố mà thôi)
Ở thành phố HCM, năm 2008 công bố đơn giá 1297, 1298, 1299 thay thế cho bộ đơn giá xây dựng (103), lắp đặt (104) và khảo sát đã ban hành năm 2006 nhưng do nội dung không có gì thay đổi nên vẫn sử dụng lại các cuốn đơn giá cũ.
Ở các tỉnh khác tương tự. Một số tỉnh "siêng" tính lại và công bố đơn giá mới, các tỉnh khác làm giống Tp. HCM, bình mới rượu cũ cho nhanh.
Tóm lại, về đơn giá định mức và cách quản lý của nhà nước, các bạn chỉ cần nhớ 2 điểm:
1. Cách quản lý của chúng ta hiện nay vẫn theo nguyên tắc của thời bao cấp (kinh tế kế hoạch)
2. Về nguyên tắc sau NĐ 99 và TT 05 năm 2007 thì nhà nước đã không quản lý nữa. Nhưng mọi người vẫn làm theo đúng kiểu cũ cho an toàn, dễ giải trình.
Nhưng có lẽ do đặc thù của chúng ta là nền kinh tế thị trường nhưng lại theo "định hướng xã hội chủ nghĩa", mọi người đã quen với kiểu quản lý cũ, và quan trọng nhất là kiểu quản lý cũ này "có lợi" nhiều hơn cho những người tham gia (A, B, lại quả ...) nên sau rất nhiều lần sửa đổi vẫn chỉ sửa chút ít về hình thức, còn bản chất thì không thay đổi bao nhiêu.
Thực ra năm 2007 nghị định 99 và thông tư 05 đã có quy định về việc nhà nước không quản lý định mức và đơn giá nữa (định mức đơn giá giờ chỉ là công bố chức không phải ban hành như trước nữa), CĐT là người quyết định và chịu trách nhiệm, kỹ sư định giá sẽ là người tư vấn giúp CĐT về định mức và đơn giá ... Nhưng trong thực tế thì cách quản lý "nguyễn y vân", đơn giản là vì những người thực hiện thà cứ làm đúng theo định mức đơn giá như cũ, nếu có gì sai sót thì đó là do định mức đơn giá sai, chứ nếu tự mình quyết định nếu xảy ra cái gì thì mình lại phải chịu trách nhiệm.
Tóm lại, nếu bạn làm dự toán "có yếu tố nhà nước" thì bắt buộc phải tuân thủ, dù thấy nó lằng nhằng và rắc rối.
Một vài thay đổi về định mức, đơn giá sau năm 2007:
2005: Ban hành định mức 24 (phần xây dựng), định mức 33 (phần lắp đặt)
2007: Bãi bỏ định mức 24, định mức 33. Công bố định mức 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt) nhưng nội dung y chang ĐM 24 và ĐM 33 (tức là chỉ thay hình thức ban hành bằng công bố mà thôi)
Ở thành phố HCM, năm 2008 công bố đơn giá 1297, 1298, 1299 thay thế cho bộ đơn giá xây dựng (103), lắp đặt (104) và khảo sát đã ban hành năm 2006 nhưng do nội dung không có gì thay đổi nên vẫn sử dụng lại các cuốn đơn giá cũ.
Ở các tỉnh khác tương tự. Một số tỉnh "siêng" tính lại và công bố đơn giá mới, các tỉnh khác làm giống Tp. HCM, bình mới rượu cũ cho nhanh.
Tóm lại, về đơn giá định mức và cách quản lý của nhà nước, các bạn chỉ cần nhớ 2 điểm:
1. Cách quản lý của chúng ta hiện nay vẫn theo nguyên tắc của thời bao cấp (kinh tế kế hoạch)
2. Về nguyên tắc sau NĐ 99 và TT 05 năm 2007 thì nhà nước đã không quản lý nữa. Nhưng mọi người vẫn làm theo đúng kiểu cũ cho an toàn, dễ giải trình.
Bài 4: Làm sao để bóc tách không bị sót công việc
Khi mới đi làm, tôi cũng được các bậc đàn anh đàn chị đi trước truyền cho nhiều kinh nghiệm, ví dụ:
- Bóc khối lượng từ dưới lên (từ móng đến mái).
- Bóc theo danh mục cuốn định mức đơn giá.
Nhưng theo tôi, cách làm đúng nhất và tránh được sai sót nhất là: Bóc tách theo trình tự thi công, tức là làm cái gì tính cái đó.
Với các công trình sửa chữa thì cách này gần như là cách duy nhất hiệu quả, nếu không bạn sẽ rối tung lên và không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc thế nào.
Như vậy, khi được giao tính dự toán một công trình, bạn cứ bình tĩnh:
- Đọc toàn bộ bản vẽ để nắm tổng thể công trình.
- Tìm hiểu những sai sót, những chi tiết bị thiếu trong bản vẽ để mình tính cho đúng.
- Tìm hiểu về trình tự thi công, biện pháp, tổ chức và kỹ thuật thi công.
- Lập danh sách công việc.
- Cuối cùng mới là bóc tách chi tiết.
Kinh nghiệm của tôi là cứ bình tĩnh làm từng bước như trên, ghi chép bóc tách ra giấy trước rồi mới nhập vào máy thì lúc đầu sẽ hơi chậm nhưng tổng thời gian sẽ nhanh hơn và tránh được sai sót hơn so với việc cứ bóc và nhập ngay vào máy.
- Bóc khối lượng từ dưới lên (từ móng đến mái).
- Bóc theo danh mục cuốn định mức đơn giá.
Nhưng theo tôi, cách làm đúng nhất và tránh được sai sót nhất là: Bóc tách theo trình tự thi công, tức là làm cái gì tính cái đó.
Với các công trình sửa chữa thì cách này gần như là cách duy nhất hiệu quả, nếu không bạn sẽ rối tung lên và không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc thế nào.
Như vậy, khi được giao tính dự toán một công trình, bạn cứ bình tĩnh:
- Đọc toàn bộ bản vẽ để nắm tổng thể công trình.
- Tìm hiểu những sai sót, những chi tiết bị thiếu trong bản vẽ để mình tính cho đúng.
- Tìm hiểu về trình tự thi công, biện pháp, tổ chức và kỹ thuật thi công.
- Lập danh sách công việc.
- Cuối cùng mới là bóc tách chi tiết.
Kinh nghiệm của tôi là cứ bình tĩnh làm từng bước như trên, ghi chép bóc tách ra giấy trước rồi mới nhập vào máy thì lúc đầu sẽ hơi chậm nhưng tổng thời gian sẽ nhanh hơn và tránh được sai sót hơn so với việc cứ bóc và nhập ngay vào máy.
Bài 5: Làm thế nào để bóc tách không bị thiếu khối lượng
Bạn nên tính dự toán trên bản vẽ in, và chuẩn bị một số bút chì, bút chì màu, bút dạ quang.
Nhiều người thích bóc trực tiếp trên bản vẽ CAD, và coi như vậy mới là chuyên nghiệp. Nhưng thực tế thì ngược lại. Cách bóc trực tiếp trên bản vẽ chỉ phù hợp với những công trình không lớn lắm, bản vẽ đơn giản, người bóc có thể nhớ được hầu hết các chi tiết. Còn với những bản vẽ lớn, phức tạp thì bắt buộc phải tính trên bản vẽ giấy, nếu không sẽ sai sót nhiều.
Các bạn nên bóc tách, ghi ra giấy trước, sau đó mới nhập vào máy. Thực ra, với những bộ bản vẽ lớn, phải lật đi lật lại nhiều thì bắt buộc phải ghi ra giấy chứ không thể gõ trực tiếp vào máy được.
Bạn có thể sử dụng mẫu sau để bóc tách:
Bạn hãy in hoặc photo, đóng thành tập (có thể sử dụng giấy nháp cho tiết kiệm)
Thực ra tôi thường sử dụng giấy nháp, không cần kẻ bảng vì tôi đã quen. Nhưng tôi vẫn giữ thói quen bóc ra giấy trước vì khi bóc ra giấy, phát hiện ra sai sót gì mình có thể quay lại sửa ngay (gạch xóa sửa trên giấy giúp ta nhớ được ta đã sai và sửa chữa thế nào chứ sửa trên máy thì chỉ còn số cuối cùng thôi). Vả lại, khi bóc ra giấy rồi nhập vào máy gần như sẽ thành bước kiểm tra lại khối lượng đã bóc nên số liệu đảm bảo hơn.
Bạn bóc tách, ghi ra giấy, bóc xong cấu kiện nào thì đánh dấu lại (bằng bút chì hay bút dạ quang) để tránh nhầm lẫn (tính thiếu hay tính trùng)
Chỉ cần ghi kích thước hoặc công thức tính, khi nhập vào máy máy sẽ tính khối lượng và cộng tổng
Bạn để ý, bản vẽ A2 không rõ chi tiết, tôi phải in thêm một số mặt bằng khổ A1. Khối lượng bóc tách được ghi ra giấy nháp nhưng chỉ ghi kích thước, sau này nhập vào máy thì máy tự nhân. Cái này tôi đã quen nên không cần kẻ bảng như trên mà làm trên giấy nháp trắng.
Mỗi khi tính xong một mảng tường, tôi dùng bút dạ quang đánh dấu. Như vậy sẽ tránh được sai sót hoặc tính trùng lắp.
Nhiều người thích bóc trực tiếp trên bản vẽ CAD, và coi như vậy mới là chuyên nghiệp. Nhưng thực tế thì ngược lại. Cách bóc trực tiếp trên bản vẽ chỉ phù hợp với những công trình không lớn lắm, bản vẽ đơn giản, người bóc có thể nhớ được hầu hết các chi tiết. Còn với những bản vẽ lớn, phức tạp thì bắt buộc phải tính trên bản vẽ giấy, nếu không sẽ sai sót nhiều.
Các bạn nên bóc tách, ghi ra giấy trước, sau đó mới nhập vào máy. Thực ra, với những bộ bản vẽ lớn, phải lật đi lật lại nhiều thì bắt buộc phải ghi ra giấy chứ không thể gõ trực tiếp vào máy được.
Bạn có thể sử dụng mẫu sau để bóc tách:
STT
|
TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN GIẢI
|
ĐV
|
SL
|
DÀI
|
RỘNG
|
CAO
|
K.LG
|
Thực ra tôi thường sử dụng giấy nháp, không cần kẻ bảng vì tôi đã quen. Nhưng tôi vẫn giữ thói quen bóc ra giấy trước vì khi bóc ra giấy, phát hiện ra sai sót gì mình có thể quay lại sửa ngay (gạch xóa sửa trên giấy giúp ta nhớ được ta đã sai và sửa chữa thế nào chứ sửa trên máy thì chỉ còn số cuối cùng thôi). Vả lại, khi bóc ra giấy rồi nhập vào máy gần như sẽ thành bước kiểm tra lại khối lượng đã bóc nên số liệu đảm bảo hơn.
Bạn bóc tách, ghi ra giấy, bóc xong cấu kiện nào thì đánh dấu lại (bằng bút chì hay bút dạ quang) để tránh nhầm lẫn (tính thiếu hay tính trùng)
Chỉ cần ghi kích thước hoặc công thức tính, khi nhập vào máy máy sẽ tính khối lượng và cộng tổng
Mỗi khi tính xong một mảng tường, tôi dùng bút dạ quang đánh dấu. Như vậy sẽ tránh được sai sót hoặc tính trùng lắp.
Bài 6: Kiểm tra khối lượng tính toán
Một số mẹo giúp bạn kiểm tra khối lượng đã tính hoặc kiểm khối lượng người khác tính toán.
1. Chú trọng những khối lượng có giá trị lớn. Những công việc có giá trị lớn nếu bị sai thì sai số sẽ lớn nên cần chú ý kiểm tra kỹ hơn. Tất nhiên những công việc có giá trị nhỏ vẫn phải cẩn thận nhưng lỡ có sai thì sai số cũng nhỏ hơn.
2. Kiểm tra bằng cách so sánh tương quan các khối lượng: Hầu hết các công việc có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn khối lượng đà và sàn thường hơn kém nhau không nhiều. Trường hợp bạn thấy khối lượng BT đà lớn gấp vài lần sàn hoặc ngược lại thì phải kiểm tra lại (có thể làm sàn căng cáp thì sàn lớn hơn đà nhiều, hoặc làm dầm ô vuông thì KL dầm lớn hơn sàn nhiều vẫn hợp lý)
3. Kiểm tra bằng cách so sánh giá trị các công tác: Chỉ kiểm tra được sau khi đã áp giá. Tương tự như trên, các công tác có mối tương quan với nhau và dựa vào việc so sánh giá trị của chúng có thể tìm được sai sót. VD: giá trị ván khuôn đà và sàn thường tương đương với giá trị BT đà, sàn. Trường hợp bạn thấy giá trị ván khuôn sàn lớn hơn BT sàn rất nhiều thì có khả năng bạn chưa chia diện tích ván khuôn cho 100 (vì đơn giá nhà nước là 100m2).
4. Kiểm tra bằng cách so sánh tổng giá trị hạng mục: Cũng kiểm tra sau khi đã áp giá. Các hạng mục cũng có mối tương quan với nhau, chẳng hạn giá trị phần móng bằng khoảng 20-30% tổng giá trị công trình, phần BTCT thân khoảng 30-40%, phần hoàn thiện khoảng 30-50% tùy công trình. Nếu có những bất thường, bạn kiểm tra lại có thể có sai sót.
5. Kiểm tra dựa trên suất đầu tư: Chẳng hạn nhà văn phòng hiện nay khoảng 8tr-10tr/m2XD, nhà chung cư khoảng từ 6tr-8tr/m2XD, chung cư cao cấp từ 10tr-18tr/m2XD, sân đường BT khoảng 500.000-700.000đ/m2XD v..v.. Sau khi tính được tổng giá trị công trình, bạn tính suất đầu tư (trên mỗi m2, md ...) để so sánh xem giá trị đó đã hợp lý chưa.
1. Chú trọng những khối lượng có giá trị lớn. Những công việc có giá trị lớn nếu bị sai thì sai số sẽ lớn nên cần chú ý kiểm tra kỹ hơn. Tất nhiên những công việc có giá trị nhỏ vẫn phải cẩn thận nhưng lỡ có sai thì sai số cũng nhỏ hơn.
2. Kiểm tra bằng cách so sánh tương quan các khối lượng: Hầu hết các công việc có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn khối lượng đà và sàn thường hơn kém nhau không nhiều. Trường hợp bạn thấy khối lượng BT đà lớn gấp vài lần sàn hoặc ngược lại thì phải kiểm tra lại (có thể làm sàn căng cáp thì sàn lớn hơn đà nhiều, hoặc làm dầm ô vuông thì KL dầm lớn hơn sàn nhiều vẫn hợp lý)
3. Kiểm tra bằng cách so sánh giá trị các công tác: Chỉ kiểm tra được sau khi đã áp giá. Tương tự như trên, các công tác có mối tương quan với nhau và dựa vào việc so sánh giá trị của chúng có thể tìm được sai sót. VD: giá trị ván khuôn đà và sàn thường tương đương với giá trị BT đà, sàn. Trường hợp bạn thấy giá trị ván khuôn sàn lớn hơn BT sàn rất nhiều thì có khả năng bạn chưa chia diện tích ván khuôn cho 100 (vì đơn giá nhà nước là 100m2).
4. Kiểm tra bằng cách so sánh tổng giá trị hạng mục: Cũng kiểm tra sau khi đã áp giá. Các hạng mục cũng có mối tương quan với nhau, chẳng hạn giá trị phần móng bằng khoảng 20-30% tổng giá trị công trình, phần BTCT thân khoảng 30-40%, phần hoàn thiện khoảng 30-50% tùy công trình. Nếu có những bất thường, bạn kiểm tra lại có thể có sai sót.
5. Kiểm tra dựa trên suất đầu tư: Chẳng hạn nhà văn phòng hiện nay khoảng 8tr-10tr/m2XD, nhà chung cư khoảng từ 6tr-8tr/m2XD, chung cư cao cấp từ 10tr-18tr/m2XD, sân đường BT khoảng 500.000-700.000đ/m2XD v..v.. Sau khi tính được tổng giá trị công trình, bạn tính suất đầu tư (trên mỗi m2, md ...) để so sánh xem giá trị đó đã hợp lý chưa.
Bài 7: Một số lưu ý khi tính khối lượng
1. Lưu ý tách các khối lượng đơn giá khác nhau: Các công tác có tính chất khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. VD: Tô tường dày 2cm thì đơn giá cao hơn tô dày 1,5cm. Khi tính khối lượng, bạn phải tách ra để sau áp giá cho đúng. Hồi đầu mới làm tôi cũng không để ý, tính gộp khối lượng các công tác mà không chia theo chiều cao, sau áp giá không được lại phải loay hoay tách ra, rất mất thời gian.
Bạn hãy căn cứ vào cuốn định mức hoặc đơn giá để biết cách chia tách cho hợp lý.
Đối với công trình nhà nước thì bạn phải tuân thủ cách chia tách theo bộ ĐG ĐM, nhưng với công trình tư nhân và nước ngoài thường người ta không chia tách quá chi tiết như vậy mà gộp những công tác đơn giá không khác biệt nhiều lắm cho dự toán đỡ dài dòng. VD: ĐG nhà nước tách BT cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô nhưng với dự toán thực tế, họ có thể gộp chung tất cả khối lượng BT toàn công trình tính 1 đơn giá cho giản tiện và dễ kiểm soát.
2. Chú ý đơn vị tính: ĐGĐM nhà nước có nhiều công việc có đơn vị rất “buồn cười”: Ván khuôn đơn vị là 100m2 (tại sao không là m2 hay 1000m2), đào đắp đất bằng máy đơn vị là 100m3, lợp mái tôn đơn vị cũng là 100m2, đóng cừ tràm đơn vị là 100md. Với những công việc này, khi tính khối lượng bạn phải nhớ tính cho phù hợp với đơn vị. Chẳng hạn, ván khuôn thường tính ra m2, sau đó phải chia cho 100 để được đơn vị là (100m2). Cừ tràm sau khi tính ra số cây thì phải nhân (*) với chiều dài mỗi cây rồi chia (/) cho 100 thì mới được đơn vị là 100md
Những người mới làm dự toán hay bị sai ở chỗ này, làm giá trị dự toán tăng vọt và thường loay hoay không biết tại sao để điều chỉnh cho đúng.
3. Sai số: Trong xây dựng, sai số tương đối lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của điều kiện thi công nên nhiều khi khối lượng thi công có khác biệt với khối lượng hình học.
Tất nhiên, nếu tính được khối lượng chính xác là tốt nhất, nhưng nhiều khi phải chấp nhận sai số hoặc tính trừ hao cho thi công
VD1: Bạn phải tính khối lượng xây bậc tam cấp hình uốn lượn rất đẹp. Nếu muốn tính chính xác thì phải sử dụng các kiến thức vi phân, tích phân v..v.. Nhưng thực ra việc đó không cần thiết lắm, vì giá trị phần này so với tổng công trình không lớn, khi thi công chưa chắc người thợ đã làm được chính xác như bản vẽ (xây rồi phải đẽo gọt …) nên thường tôi tính theo đường trung bình, chấp nhận sai số và nên tính dư một chút so với kích thước hình học.
VD2: Ở trên tường, có để thêm các lỗ thông gió 150x150. Về nguyên tắc, chỗ nào không xây thì phải trừ đi. Nhưng trong trường hợp này, nếu để các lỗ thì chưa chắc đã giảm được chi phí, so với việc xây thẳng qua. Vì khi để lỗ, người thợ không những không giảm được công xây mà còn tăng lên do phải đo đạc, chặt gạch … Vì vậy, trường hợp để các lỗ nhỏ, có thể không cần thiết phải trừ.
VD3: Tính khối lượng lót nền.
Trường hợp các cột ở giữa nhà và cạnh nhà, có thể không cần trừ, tương tự trường hợp xây tường ở trên vì khi cắt gạch để lót thì công tốn hơn, gạch hao hụt hơn mà viên cắt ra phải bỏ chứ ít khi dùng lại được vào chỗ khác.
Nếu nền có cạnh xéo hoặc bo tròn thì cũng không cần áp dụng công thức hình học chính xác mà có thể tính với cạnh lớn nhất, vì chỗ gạch cắt ra cũng không thể sử dụng lại được
Bạn hãy căn cứ vào cuốn định mức hoặc đơn giá để biết cách chia tách cho hợp lý.
Đối với công trình nhà nước thì bạn phải tuân thủ cách chia tách theo bộ ĐG ĐM, nhưng với công trình tư nhân và nước ngoài thường người ta không chia tách quá chi tiết như vậy mà gộp những công tác đơn giá không khác biệt nhiều lắm cho dự toán đỡ dài dòng. VD: ĐG nhà nước tách BT cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô nhưng với dự toán thực tế, họ có thể gộp chung tất cả khối lượng BT toàn công trình tính 1 đơn giá cho giản tiện và dễ kiểm soát.
2. Chú ý đơn vị tính: ĐGĐM nhà nước có nhiều công việc có đơn vị rất “buồn cười”: Ván khuôn đơn vị là 100m2 (tại sao không là m2 hay 1000m2), đào đắp đất bằng máy đơn vị là 100m3, lợp mái tôn đơn vị cũng là 100m2, đóng cừ tràm đơn vị là 100md. Với những công việc này, khi tính khối lượng bạn phải nhớ tính cho phù hợp với đơn vị. Chẳng hạn, ván khuôn thường tính ra m2, sau đó phải chia cho 100 để được đơn vị là (100m2). Cừ tràm sau khi tính ra số cây thì phải nhân (*) với chiều dài mỗi cây rồi chia (/) cho 100 thì mới được đơn vị là 100md
Những người mới làm dự toán hay bị sai ở chỗ này, làm giá trị dự toán tăng vọt và thường loay hoay không biết tại sao để điều chỉnh cho đúng.
3. Sai số: Trong xây dựng, sai số tương đối lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của điều kiện thi công nên nhiều khi khối lượng thi công có khác biệt với khối lượng hình học.
Tất nhiên, nếu tính được khối lượng chính xác là tốt nhất, nhưng nhiều khi phải chấp nhận sai số hoặc tính trừ hao cho thi công
VD1: Bạn phải tính khối lượng xây bậc tam cấp hình uốn lượn rất đẹp. Nếu muốn tính chính xác thì phải sử dụng các kiến thức vi phân, tích phân v..v.. Nhưng thực ra việc đó không cần thiết lắm, vì giá trị phần này so với tổng công trình không lớn, khi thi công chưa chắc người thợ đã làm được chính xác như bản vẽ (xây rồi phải đẽo gọt …) nên thường tôi tính theo đường trung bình, chấp nhận sai số và nên tính dư một chút so với kích thước hình học.
VD2: Ở trên tường, có để thêm các lỗ thông gió 150x150. Về nguyên tắc, chỗ nào không xây thì phải trừ đi. Nhưng trong trường hợp này, nếu để các lỗ thì chưa chắc đã giảm được chi phí, so với việc xây thẳng qua. Vì khi để lỗ, người thợ không những không giảm được công xây mà còn tăng lên do phải đo đạc, chặt gạch … Vì vậy, trường hợp để các lỗ nhỏ, có thể không cần thiết phải trừ.
VD3: Tính khối lượng lót nền.
Trường hợp các cột ở giữa nhà và cạnh nhà, có thể không cần trừ, tương tự trường hợp xây tường ở trên vì khi cắt gạch để lót thì công tốn hơn, gạch hao hụt hơn mà viên cắt ra phải bỏ chứ ít khi dùng lại được vào chỗ khác.
Nếu nền có cạnh xéo hoặc bo tròn thì cũng không cần áp dụng công thức hình học chính xác mà có thể tính với cạnh lớn nhất, vì chỗ gạch cắt ra cũng không thể sử dụng lại được
Bài 8: Trăm nghe không bằng một thấy/Trăm thấy không bằng một ... sờ
Lý thuyết bao nhiêu cũng không bằng làm thực tế. Bạn làm ví dụ sau, và qua ví dụ này, bạn có thể hiểu thêm được cụ thể cách tính toán.
Tính khối lượng dự toán hệ thống móng như sau.
Mặt bằng:
chi tiết
Bạn có thể download file bản vẽ này tại http://dutoan.com/files/BV-mong.zip
Hướng dẫn:
Bạn hãy làm từng bước như sau:
1. Đọc bản vẽ: Thực ra với công trình nhỏ xíu này thì bạn lướt qua là nhớ. Nhưng bạn nên tập làm theo bài bản để sau gặp những công trình lớn bạn sẽ làm nhanh hơn.
Ở bước này, bạn đọc để hiểu các thông số bản vẽ, ghi chú những điểm cần lưu ý để lúc tính khối lượng cho nhanh và chính xác.
2. Tìm hiểu các sai sót: Các thiết kế lớn thường có sự kết hợp rất nhiều bộ phận nên sai sót gần như không tránh khỏi. Chúng ta phải tìm hiểu để điều chỉnh các sai sót đó nếu không dự toán sẽ sai.
Trong ví dụ này, tôi cố tình đưa vào một vài sai sót, ví dụ như kích thước móng M1, chi tiết thép, cổ cột, cốt đất tự nhiên ... bạn phải tìm hiểu và ghi chú để tính cho đúng.
3. Tìm hiểu về trình tự thi công và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng tới khối lượng. Với những công trình lớn thì biện pháp thi công sẽ ảnh hưởng nhiều tới khối lượng và giá. Với công trình này thì có lẽ chỉ lưu ý là phải đào đất thì mới làm được móng (liệu có ai quên tính khối lượng đào đất không nhỉ)
4. Lập danh sách công việc: Bạn sẽ liệt kê các công việc cần làm. Thường tôi lập theo trình tự thi công (làm cái gì tính tiền cái đó) là dễ kiểm soát và đỡ sai sót nhất.
Danh sách công việc bạn xem ở file bài giải.
5. Tính khối lượng: Bạn áp dụng công thức tính diện tích và thể tích. Khối lượng xem ở file bài giải.
Tính khối lượng dự toán hệ thống móng như sau.
Mặt bằng:
chi tiết
Bạn có thể download file bản vẽ này tại http://dutoan.com/files/BV-mong.zip
Hướng dẫn:
Bạn hãy làm từng bước như sau:
1. Đọc bản vẽ: Thực ra với công trình nhỏ xíu này thì bạn lướt qua là nhớ. Nhưng bạn nên tập làm theo bài bản để sau gặp những công trình lớn bạn sẽ làm nhanh hơn.
Ở bước này, bạn đọc để hiểu các thông số bản vẽ, ghi chú những điểm cần lưu ý để lúc tính khối lượng cho nhanh và chính xác.
2. Tìm hiểu các sai sót: Các thiết kế lớn thường có sự kết hợp rất nhiều bộ phận nên sai sót gần như không tránh khỏi. Chúng ta phải tìm hiểu để điều chỉnh các sai sót đó nếu không dự toán sẽ sai.
Trong ví dụ này, tôi cố tình đưa vào một vài sai sót, ví dụ như kích thước móng M1, chi tiết thép, cổ cột, cốt đất tự nhiên ... bạn phải tìm hiểu và ghi chú để tính cho đúng.
3. Tìm hiểu về trình tự thi công và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng tới khối lượng. Với những công trình lớn thì biện pháp thi công sẽ ảnh hưởng nhiều tới khối lượng và giá. Với công trình này thì có lẽ chỉ lưu ý là phải đào đất thì mới làm được móng (liệu có ai quên tính khối lượng đào đất không nhỉ)
4. Lập danh sách công việc: Bạn sẽ liệt kê các công việc cần làm. Thường tôi lập theo trình tự thi công (làm cái gì tính tiền cái đó) là dễ kiểm soát và đỡ sai sót nhất.
Danh sách công việc bạn xem ở file bài giải.
5. Tính khối lượng: Bạn áp dụng công thức tính diện tích và thể tích. Khối lượng xem ở file bài giải.
Bài 9: Bài giải
Lười định gõ nhưng cuối cùng vẫn phải viết tay cho thật hơn. Nắn nót mãi. Dễ phải hơn chục năm
gõ phím chứ không viết gì bằng bút rồi.
Bạn để ý ở phần 5 (tính khối lượng), tôi chỉ bóc tách kích thước từ bản vẽ thôi. Vì trong phần mềm đã có chức năng tính khối lượng và chỉ cần nhập kích thước mà thôi.
Ngoài ra, tôi chỉ ghi kích thước chi tiết cho công việc đào đất. Các công việc sau sử dụng lại các kích thước trên, và trong Excel thì chỉ cần link công thức là xong (đó là một lợi thế rất lớn của phần mềm Excellent! chạy trực tiếp trong Excel của chúng tôi).
Ở bảng này, tôi làm quen rồi nên chỉ ghi vắn tắt đủ để hiểu. VD: BT cổ cột, mỗi móng có 1 cột, cao 1.1m và kích thước là 0.3x0.3 nên tôi ghi như trên cho ngắn gọn.
Bảng tính khối lượng sau khi đã nhập vào máy. Chúng tôi đã xóa kết quả, bạn có thể tự tính lại nếu muốn.
Các bạn cũng lưu ý là chúng tôi tận dụng tối đa khả năng link công thức của excel. Ở công thức tính ván khuôn, tôi link công thức tới kích thước móng, rồi kích thước móng lại link với các ô ở trên nữa. Nếu kích thước móng thay đổi, bạn chỉ cần đổi ở ô trên cùng, tất cả các con số khác sẽ nhảy theo.
gõ phím chứ không viết gì bằng bút rồi.
Bạn để ý ở phần 5 (tính khối lượng), tôi chỉ bóc tách kích thước từ bản vẽ thôi. Vì trong phần mềm đã có chức năng tính khối lượng và chỉ cần nhập kích thước mà thôi.
Ngoài ra, tôi chỉ ghi kích thước chi tiết cho công việc đào đất. Các công việc sau sử dụng lại các kích thước trên, và trong Excel thì chỉ cần link công thức là xong (đó là một lợi thế rất lớn của phần mềm Excellent! chạy trực tiếp trong Excel của chúng tôi).
Ở bảng này, tôi làm quen rồi nên chỉ ghi vắn tắt đủ để hiểu. VD: BT cổ cột, mỗi móng có 1 cột, cao 1.1m và kích thước là 0.3x0.3 nên tôi ghi như trên cho ngắn gọn.
Bảng tính khối lượng sau khi đã nhập vào máy. Chúng tôi đã xóa kết quả, bạn có thể tự tính lại nếu muốn.
Các bạn cũng lưu ý là chúng tôi tận dụng tối đa khả năng link công thức của excel. Ở công thức tính ván khuôn, tôi link công thức tới kích thước móng, rồi kích thước móng lại link với các ô ở trên nữa. Nếu kích thước móng thay đổi, bạn chỉ cần đổi ở ô trên cùng, tất cả các con số khác sẽ nhảy theo.
Bài 10: Áp giá
Vậy là bạn đã tính được khối lượng. Xin chúc mừng. Nhưng đoạn đường phía trước vẫn còn dài lắm.
Bây giờ chúng ta sẽ áp giá.
1. Nếu bạn làm dự toán tư nhân hoặc nước ngoài, hãy áp giá thực tế. Tuyệt đối không được áp giá theo kiểu nhà nước, có thể bạn sẽ rớt từ vòng gửi xe vì dự toán nhà nước vô cùng lằng nhằng và rắc rối, họ sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu đâu.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc gộp những công việc liên quan lại cho dự toán ngắn gọn và dễ theo dõi hơn.
Vẫn ví dụ móng, tôi làm theo kiểu dự toán báo giá theo đơn giá thực tế.
Kinh nghiệm khi báo giá các công trình tư nhân hoặc nước ngoài, càng ngắn gọn và dễ hiểu càng dễ trúng thầu. Ngược lại, công trình nhà nước thì phải in thật hoành tráng, nhiều bảng biểu, cataloge ... thì mới là ngon (nhưng thực ra bên trong chẳng có gì)
2. Nếu bạn làm công trình có yếu tố nhà nước, sẽ phải áp giá theo đơn giá nhà nước và gồm các bảng biểu:
- Bảng dự toán chi tiết (áp đơn giá tỉnh hoặc thành phố nơi đặt công trình)
- Bảng phân tích vật tư (phân tích theo định mức nhà nước)
- Bảng tổng hợp vật tư (áp giá theo đơn giá vật tư thực tế)
- Bảng tổng hợp dự toán (tổng VL, NC, M và tính thêm CPC, TNCTTT, VAT, lán trại)
- Bảng tổng dự toán (tổng các hạng mục, tính thêm CP thiết bị, CP quản lý và tư vấn, CP dự phòng)
Chi tiết vui lòng xem từ bài 16
Bây giờ chúng ta sẽ áp giá.
1. Nếu bạn làm dự toán tư nhân hoặc nước ngoài, hãy áp giá thực tế. Tuyệt đối không được áp giá theo kiểu nhà nước, có thể bạn sẽ rớt từ vòng gửi xe vì dự toán nhà nước vô cùng lằng nhằng và rắc rối, họ sẽ không đủ thời gian để tìm hiểu đâu.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc gộp những công việc liên quan lại cho dự toán ngắn gọn và dễ theo dõi hơn.
Vẫn ví dụ móng, tôi làm theo kiểu dự toán báo giá theo đơn giá thực tế.
Kinh nghiệm khi báo giá các công trình tư nhân hoặc nước ngoài, càng ngắn gọn và dễ hiểu càng dễ trúng thầu. Ngược lại, công trình nhà nước thì phải in thật hoành tráng, nhiều bảng biểu, cataloge ... thì mới là ngon (nhưng thực ra bên trong chẳng có gì)
2. Nếu bạn làm công trình có yếu tố nhà nước, sẽ phải áp giá theo đơn giá nhà nước và gồm các bảng biểu:
- Bảng dự toán chi tiết (áp đơn giá tỉnh hoặc thành phố nơi đặt công trình)
- Bảng phân tích vật tư (phân tích theo định mức nhà nước)
- Bảng tổng hợp vật tư (áp giá theo đơn giá vật tư thực tế)
- Bảng tổng hợp dự toán (tổng VL, NC, M và tính thêm CPC, TNCTTT, VAT, lán trại)
- Bảng tổng dự toán (tổng các hạng mục, tính thêm CP thiết bị, CP quản lý và tư vấn, CP dự phòng)
Chi tiết vui lòng xem từ bài 16
Bài 11: Đơn giá lấy ở đâu vậy thày? Làm sao biết giá đó làm có lời? Làm sao biết giá đó có quá cao không?
Biết ngay là sẽ hỏi câu đó mà. Câu trả lời là: KINH NGHIỆM. Và để có kinh nghiệm, các bạn sẽ phải trả giá nhiều.
Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách tính toán để việc trả giá ít đi. Nhớ mời tôi bia nhé?
Đầu tiên, các bạn sẽ phải tính được giá thành công việc. Thành phần hao phí của các công việc là:
a. Vật liệu: Bạn sẽ phải sử dụng kinh nghiệm (lại kinh nghiệm!) để xác định hao phí vật tư cho công việc. Nếu chưa biết, có thể tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng định mức nhà nước (nói chung sử dụng định mức nhà nước thì phải điều chỉnh nhiều vì định mức nhà nước được lập từ lâu, theo tiêu chuẩn Liên xô và ít+chậm được thay đổi)
VD: Xây tường gạch ống dày 10cm VXM M75 sẽ phải sử dụng (1m2):
+ 70 viên gạch
+ 8 kg xi măng
+ 0.03 m3 cát
(Lưu ý, định mức này tôi dựa theo định mức nhà nước nhưng tăng lên nhiều theo thực tế)
b. Nhân công: Theo kinh nghiệm hoặc đơn giá khoán. VD: Đơn giá khoán hiện nay trên thị trường (tp. HCM) khoảng 45.000đ/m2, tương đương với 0.2 công/m2
c. Máy thi công: Tương tự, tính hao phí máy cho mỗi đơn vị khối lượng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính toán chi li ca máy cho mỗi đơn vị cũng tương đối khó khăn, ví dụ khi đưa máy tới nhưng vướng mặt bằng thi công được một hai ngày rồi ngưng, để máy đó ... Vì vậy, nhiều loại máy không tính theo định mức cho từng công việc mà lập bảng cho cả công trình sau đó phân bổ vào công việc theo tỷ lệ %.
d. Chi phí chuẩn bị thi công: Cổng hàng rào, văn phòng, điện nước, đồng phục ... Sẽ tính cho toàn bộ công trình và phân bổ theo tỷ lệ %
e. Chi phí quản lý: Lương cán bộ công trường, phân bổ chi phí quản lý công ty, văn phòng phẩm, chi phí tài chính, tiếp thị ... Cũng tính cho toàn công trường và phân bổ theo tỷ lệ %
Cộng tổng các chi phí trên sẽ được giá thành công việc.
Sau đó bạn tính thêm lợi nhuận để được giá dự thầu.
Vậy lợi nhuận tính như thế nào là hợp lý? Câu trả lời là không có con số nào là hợp lý cả mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, cạnh tranh ...
Chẳng hạn, công ty bạn đang có nhiều công trình và có dấu hiệu hơi vượt quá năng lực đáp ứng về nhân lực, tài chính ... thì có thể bạn tính lợi nhuận cao. Trúng thì lời nhiều, trượt thì cũng không sao.
Nhưng nếu công ty đang dần bàn giao các công trình và chưa có công trình gối đầu, có thể bạn phải chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp để lấy công trình nuôi lính. (nhiều khi phải chấp nhận lợi nhuận là 0%)
Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách tính toán để việc trả giá ít đi. Nhớ mời tôi bia nhé?
Đầu tiên, các bạn sẽ phải tính được giá thành công việc. Thành phần hao phí của các công việc là:
a. Vật liệu: Bạn sẽ phải sử dụng kinh nghiệm (lại kinh nghiệm!) để xác định hao phí vật tư cho công việc. Nếu chưa biết, có thể tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc sử dụng định mức nhà nước (nói chung sử dụng định mức nhà nước thì phải điều chỉnh nhiều vì định mức nhà nước được lập từ lâu, theo tiêu chuẩn Liên xô và ít+chậm được thay đổi)
VD: Xây tường gạch ống dày 10cm VXM M75 sẽ phải sử dụng (1m2):
+ 70 viên gạch
+ 8 kg xi măng
+ 0.03 m3 cát
(Lưu ý, định mức này tôi dựa theo định mức nhà nước nhưng tăng lên nhiều theo thực tế)
b. Nhân công: Theo kinh nghiệm hoặc đơn giá khoán. VD: Đơn giá khoán hiện nay trên thị trường (tp. HCM) khoảng 45.000đ/m2, tương đương với 0.2 công/m2
c. Máy thi công: Tương tự, tính hao phí máy cho mỗi đơn vị khối lượng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính toán chi li ca máy cho mỗi đơn vị cũng tương đối khó khăn, ví dụ khi đưa máy tới nhưng vướng mặt bằng thi công được một hai ngày rồi ngưng, để máy đó ... Vì vậy, nhiều loại máy không tính theo định mức cho từng công việc mà lập bảng cho cả công trình sau đó phân bổ vào công việc theo tỷ lệ %.
d. Chi phí chuẩn bị thi công: Cổng hàng rào, văn phòng, điện nước, đồng phục ... Sẽ tính cho toàn bộ công trình và phân bổ theo tỷ lệ %
e. Chi phí quản lý: Lương cán bộ công trường, phân bổ chi phí quản lý công ty, văn phòng phẩm, chi phí tài chính, tiếp thị ... Cũng tính cho toàn công trường và phân bổ theo tỷ lệ %
Cộng tổng các chi phí trên sẽ được giá thành công việc.
Sau đó bạn tính thêm lợi nhuận để được giá dự thầu.
Vậy lợi nhuận tính như thế nào là hợp lý? Câu trả lời là không có con số nào là hợp lý cả mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, cạnh tranh ...
Chẳng hạn, công ty bạn đang có nhiều công trình và có dấu hiệu hơi vượt quá năng lực đáp ứng về nhân lực, tài chính ... thì có thể bạn tính lợi nhuận cao. Trúng thì lời nhiều, trượt thì cũng không sao.
Nhưng nếu công ty đang dần bàn giao các công trình và chưa có công trình gối đầu, có thể bạn phải chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp để lấy công trình nuôi lính. (nhiều khi phải chấp nhận lợi nhuận là 0%)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét