Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Trình tự xây dựng nhà ở gia đình

Trình tự xây dựng nhà ở gia đình



Hai loại hồ sơ cần có trước khi thi công 
Trước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị tư vấn thiết kế để đơn vị này thực hiện bước đầu là làm hồ sơ thiết kế sơ bộ để xin phép xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ cho biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng (tùy khu vực); ban công trong giới hạn nào... Chẳng hạn, lộ giới dưới 6m thì không cho chìa ban công ra; 6 - 12m, chìa ra được 0,9m; 12 - 16m được 1,2m... Hoặc, phải lùi vào đúng chỉ giới xây dựng so với lề đường; xác định vị trí cấp thoát nước...

Lưu ý, hồ sơ xin phép này khác với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Sau đó, chủ nhà cùng đơn vị thiết kế bàn bạc, tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, phù hợp khả năng tài chính... Từ những yếu tố đó, nhà thiết kế mới làm thành một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đầy đủ.

Bộ hồ sơ này gồm 3 bộ bản vẽ: bản vẽ khai triển chi tiết kiến trúc như các bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt; chi tiết vệ sinh, cầu thang, ban công... Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu gồm kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm, móng... Kỹ sư xây dựng thường dùng tư liệu của đơn vị khảo sát địa chất hoặc phải yêu cầu khoan địa chất thực tế nơi xây nhà để đưa ra giải pháp móng chuẩn xác. Tiếp theo đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ thiết kế điện nước như hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy; hệ thống cấp thoát nước... Bình thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ của cả 3 bộ bản vẽ trên có thể lên đến vài chục bản. Cần lưu ý là trong thực tế hiện nay, nhiều nhà thiết kế thường chỉ thực hiện những bản vẽ "không thể bỏ qua" như triển khai chi tiết kiến trúc, kết cấu còn các bản vẽ điện nước thì không có. Ðiều này gây khó khăn sau này khi cần sửa chữa hoặc chuyển đổi chủ sở hữu.

Sau khi hoàn tất 3 bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Ðến đây, hồ sơ tư vấn thiết kế xong, chủ nhà có thể mang đi nhờ thầu, công ty xây dựng hay một đơn vị nào đó ký hợp đồng thi công.
Thi công và hoàn công 
Theo quy định, đơn vị thi công phải là đơn vị có tư cách pháp nhân. Trong thi công, thường chủ nhà thuê một kiến trúc sư hay kỹ sư giám sát tiến độ công trình, thay mặt gia chủ giám sát về kỹ thuật như bản vẽ chi tiết và dự toán đã thể hiện và ghi nhật ký thi công công trình. Ðơn vị tư vấn thiết kế thường giới thiệu người giám sát thi công này cho chủ nhà vì người giám sát sẽ thực hiện đúng ý đồ của bản thiết kế đã thống nhất.

Sau khi hoàn tất căn nhà là phần làm thủ tục hoàn công. Thao tác này gần giống như khi xin phép xây dựng, có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ gồm: giấy đề nghị hoàn công; bản sao hợp đồng thi công; bản sao giấy phép xây dựng; bản sao bộ bản vẽ thiết kế xây dựng; và bản vẽ hoàn công (thể hiện đúng hiện trạng đã xây dựng); biên bản định vị móng, công trình vệ sinh... Ðơn vị chức năng chấp nhận hoàn công, ngôi nhà mới hợp lệ mọi mặt.
Cơ sở để tính toán chi phí
Theo quy định của Bộ Xây dựng, chi phí thiết kế công trình dân dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng trị giá xây dựng công trình. Ví dụ, nhà liên kế, nhà phố giá thành 500 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 2,99%; nhà có giá thành xây 200 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 3,08%. Một số công ty thiết kế thường tính theo m² xây dựng, khoảng 45.000 - 50.000đ/m². Giá này cũng có thể thay đổi theo thoả thuận tùy theo bộ hồ sơ thiết kế chi tiết đến cỡ nào. Cách tính này cũng thường tương ứng với giá theo tỷ lệ phần trăm.

Giá thành xây dựng thường chia ra hai phần: phần xây thô và phần hoàn thiện. Ví dụ, nhà cấp 2 (dạng nhà đúc có lầu), phần thô là 1 - 1,1 triệu đồng/m² (công+vật tư) và phần hoàn thiện là 500.000đ/m² trở lên. Khoản hoàn thiện biến động nhiều do tùy thuộc vào nguyên liệu chọn, loại tốt, trung bình hay thường; ví dụ, cái vòi nước, có loại 60.000đ, có loại 3 - 5 triệu đồng/cái... Với nhà cấp 3 và 4 - dạng nhà trệt có gác - giá xây dựng khoảng 700.000đ đến 1 triệu đồng/m² (tính cả công, vật tư và phần hoàn thiện).

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

6 cách phân vùng phòng ngủ hẹp cực "đỉnh" bằng vách ngăn

Arrow 6 cách phân vùng phòng ngủ hẹp cực "đỉnh" bằng vách ngăn

Trích:
6 cách phân vùng phòng ngủ hẹp cực "đỉnh" bằng vách ngăn


Những giải pháp phân vùng bằng vách ngăn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được phòng ngủ hẹp của mình, làm cho chúng trở nên rộng rãi hơn rất nhiều đấy!
Không phải ai cũng may mắn được sở hữu một phòng ngủ có tủ quần áo, góc làm việc và giường ngủ riêng biệt. Trong khi đó, việc phân vùng không gian trong phòng một cách hiệu quả là điều không hề dễ dàng, nhất là đối với phòng ngủ hẹp.


Một bức tường phân vùng “thông minh” khi chúng vừa giúp chia sẻ không gian của căn phòng mà lại tạo được một nét duyên dáng, hài hòa trong bố cục. Tuy nhiên, việc cài đặt bức tường ấy không phải quá khó để thực hiện mà nếu được gợi ý bạn sẽ thấy rất trực quan và đơn giản để có được không gian đa chức năng. Bài này sẽ giúp bạn điều đó. Với các ý tưởng khác nhau, bạn sẽ tìm được chính xác những gì mình muốn.

Tạo vách ngăn bằng cửa trượt đặt chéo phòng


Nội thất được thiết kế và sắp xếp theo đường chéo với bức tường có thể được xem là giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp này, một chiếc giường nhỏ (chiều rộng 1,60m) không chỉ để chứa một tủ quần áo rộng rãi, mà còn để di chuyển tự do xung quanh phòng.




Phòng thay đồ đặt ở góc chéo nhưng không gian lưu trữ hình chữ L rất thoải mái, rộng rãi.


Đằng sau vách ngăn đó là phòng thay đồ. Một phần của nó được cố định vững chắc, còn một phần sử dụng cửa trượt thuận tiện. Các đồ nội thất khác trong phòng ngủ phải gọn nhẹ và có thể di động. Một chiếc giường ngủ đơn giản lúc này lại là một kết thúc tuyệt vời cho bài trí.

Vách ngăn chữ U cho không gian thông thoáng

Vách ngăn hình chữ U trên đầu giường không chỉ ngăn cách khu vực của quần áo mà còn ẩn chứa một không gian lưu trữ rất tiện dụng phía sau. Chúng có thể chứa quần áo theo mùa mà thường không mất nhiều không gian. Một phần tường đối diện vách ngăn là khu vực cho rất nhiều phục trang khác. Giường được đặt ở vị trí trung tâm có một bàn nhỏ kê cuối giường. Cách sắp đặt này cho phép không gian phòng khá thoải mái và thông thoáng.






Phòng ngủ này vốn dùng 2 màu sáng khá nhạt: trắng và be để trông hấp dẫn hơn và vách ngăn được sơn một màu xanh lá cây đậm cũng rất nổi bật. Các tông màu xanh lá có tác dụng phân vùng hiệu quả và là cơ sở cho một bảng màu hài hòa với chiếc giường màu trắng.

Sử dụng mặt sau kệ sách làm vách ngăn

Căn cứ để quy hoạch trong phòng ngủ này là: một kệ sách đặt vuông góc với cửa trước. Ở mặt sau, mặt quay về phía giường, nó trông giống như một bức tường thạch cao thông thường.





Vách ngăn này chia phòng ngủ thành hai khu vực chức năng mới: một phần là giường ngủ, một phần là góc làm việc (phía cửa sổ) và tủ quần áo đặt dọc tường (phía cửa ra vào) chiếm khoảng 60cm chiều sâu. Toàn bộ nội thất sử dụng tông màu trắng sáng thanh lịch và nhẹ nhàng.

Tạo góc làm việc từ vách ngăn chữ U



Giải pháp này cũng tương tự như lựa chọn số 2, nhưng thay vì một khoang mở cho quần áo phía sau thì sắp đặt một bàn làm việc có giá mở bên trên. Vách ngăn được làm bằng thạch cao và các tấm ri đô. Màu sắc của phòng ngủ gần như đơn sắc với tông màu trắng tinh khiết của tuyết. Một vài điểm nhấn màu sắc của phụ kiện sẽ tạo nên sự đa dạng về thị giác.






Vách ngăn gỗ đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát
Căn phòng được thống trị bởi một bảng màu tươi sáng giống như một làn sương mù tạo nên bầu không khí mộc mạc trong phòng ngủ. Bề mặt gỗ và đồ nội thất thường được chọn sơn màu sáng hoặc trắng.





Tường phân vùng được xây dựng bằng gạch và gỗ tấm phun sơn màu xanh xám mềm mại. Sau tường phân vùng là khu vực phòng thay đồ, bao gồm ba ngăn: hai tủ quần áo rộng rãi từ các góc tường dài và giá mở cho những đồ cá nhân khác ở giữa.

Vách ngăn bằng cửa trượt với 2 lối đi ở 2 bên

Tùy chọn này là lý tưởng cho những người thích các giải pháp truyền thống. Vách ngăn bằng thạch cao chia tách phòng thành hai không gian. Giường nằm ở trung tâm của bức tường, phía đối diện thiết lập các tủ sách và một ti vi. Hai bên là hai cửa trượt dẫn vào khu vực tủ quần áo ẩn phía sau vách ngăn.






Tủ quần áo trong trường hợp này được tách làm hai phần riêng biệt đúng như truyền thống: cho nữ riêng và nam riêng. Bên phải giường ngủ (phía cửa sổ) đặt một bàn làm việc nhỏ gọn không chiếm không gian của lối đi và tận dụng ánh sáng tự nhiên. (afamily.vn - ddxd.vn)

Cách tính dàn giáo trong dự toán? Phạm vi và trường hợp Áp dụng?

Mình muốn hỏi về giàn giáo là cách tính khối lượng giàn giáo ngoài thông thường đơn vị là 100m2  để tô trát hoặc sơn nước.
Có người chỉ mình lấy diện tích hình chiếu bằng và chiếu đứng: chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao công trình h . 
DG= (a*2+b*2+m "m=cho mỗi bên dư ra 1m2")xh ( giả sử diện tích công trình hình chử nhật).
Cách tính này có đúng không ạ?
Còn đối với dàn giáo trong ( trong nhà) thì khi nào phải tính khối lượng ( vì mình đọc ở đâu nói là chiều cao từ 3.6m chở lên mới tính) Vậy với chiều cao 3.6m thì người thi công không với tới vậy khi bóc khối lượng dự toán ta không tính có phải là thiếu không?
Xin cảm ơn các bác đã giúp đỡ.

Công thức lung tung quá, xài đơn giản đi!
Chiều dài nhà / Chiều dài dàn giáo => làm tròn tăng=> số bộ ngang (1)
Chiều cao nhà/ Chiều cao giàn => làm tròn tăng => số bộ đứng (2)
(1) x (2) => số bộ giàn giáo



Định mức 1776: "Dàn giáo trong chỉ được sử dụng khi thực hiện các công tác có chiều cao >3,6m và được tính theo diện tích hình chiếu bằng. Chiều cao dàn giáo tính từ mặt nền sàn trong nhà đến chiều cao 3,6m làm lớp chuẩn gốc. Sau đó cứ mỗi khoảng tăng chiều cao 1,2 tính thêm 1 lớp để cộng dồn (khoảng tăng chưa đủ 0,6m thì không tính)."
Như vậy có thể hiểu cách tính dàn giáo trong như sau:
a x b x n    Trong đó:  [n = (h - 3,6)/1,2]

a : chiều dài công trình
b : chiều rộng công trình
h : chiều cao công trình
n : số nguyên 


tieuvutru trong 13/6/2012 11:50 đã trả lời thêm:
Đính chính: Cách tính dàn giáo trong:
a x b x (n + 1)   Trong đó:     [n = (h - 3,6)/1,2]

a : chiều dài công trình
b : chiều rộng công trình
h : chiều cao công trình
n : số nguyên

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015


https://www.youtube.com/watch?v=L9LKNJl1Xio

Công trình thiết kế bằng Revit 64 bản vẽ

Thứ Ba, 10h10' tháng 7 29, 2015

Công trình thiết kế bằng Revit

Bản vẽ theo mình thể hiện đầy đủ 1 công trình biệt thự và từ đó định hướng thiết kế nhé.






























































Nguồn :Sưu tầm